1) Ẩn dụ hình thức:
- Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
(Nguyễn Đức Mậu)
=> Về hình thức, lửa hồng tương đồng với màu đỏ của bông hoa râm bụt.
(“thắp” thuộc ẩn dụ cách thức – “thắp” và “nở” đều có điểm chung về cách thức)
2) Ẩn dụ cách thức:
- Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động.
Ví dụ:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
(Nguyễn Đức Mậu)
- “thắp” thuộc ẩn dụ cách thức – “thắp” và “nở” đều có điểm chung về cách thức)
3) Ẩn dụ phẩm chất:
- Là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh năm
(Minh Huệ)
=> Người cha và Bác Hồ đều giống nhau ở phẩm chất yêu thương và quan tâm chăm sóc con cái (những người dân)
4) Ẩn dụ chuyển đối cảm giác:
- Phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .
Ví dụ: Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào.
=> Ngọt ngào là sự cảm nhận của vị giác. Dùng “giọng nói ngọt ngào” là án dụ chuyển đối cám giác - từ thính giác sang vị giác.