1. Trước khi viết
a. Lựa chọn bài thơ
- Nhớ lại những bài thơ lục bát mà em đã học, đã đọc hoặc tìm đọc một bài thơ lục bát mới.
- Bài thơ được chọn có thể là một bài ca dao (khuyết danh) hoặc là sáng tác của một nhà thơ.
b. Tìm ý
- Đọc bài thơ nhiều lần. Khi lời thơ vang lên, hãy lắng nghe những cảm xúc, suy nghĩ của em và ghi lại điều đó. Nên viết nhan ra giấy các ý tưởng này sinh bằng những cụm từ ngắn gọn.
- Có thể tìm bằng cách tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Cảm nhận chung khi đọc bài thơ là gì? Bài thơ biểu hiện những điều gì? Bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,... nào nổi bật?
c. Lập dàn ý
Sắp xếp các thông tin, ý tưởng làm được cho bài viết thành một dàn ý như sau:
- Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ, tác giả (nếu có).
- Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về bài thơ.
+ Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài thơ.
+ Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ.
+ Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ.
- Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.
2. Viết bài
Khi viết bài, cần lưu ý:
- Bám sát dàn ý, chú trọng những yếu tố đã khơi gợi cảm xúc của em như nhan đề bài thơ, thể thơ (lục bát), nhịp thơ, vần thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...
- Lựa chọn từ ngữ để diễn tả cảm xúc của em về bài thơ. Kết nối các ý thành đoạn văn. Mỗi ý nên diễn đạt thành hai, ba câu.
- Bảo đảm cách trình bày của một đoạn văn: Lùi đầu dòng ở chỗ mở đầu, đoạn, chữ đầu tiên viết hoa và có dấu chấm câu kết thúc đoạn. Bố cục đoạn văn bao gồm ba phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Nội dung các câu trong đoạn cần hướng về một chủ đề chung.
3. Chỉnh sửa bài viết
Rà soát, chỉnh sửa bài viết theo những gợi ý trong bảng sau: