Môn 

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 5 trang 14-15-16

Bài 5: Đoạn mạch song song
A – HỌC THEO SGK
I - CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ TRONG ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG
1. Nhớ lại kiến thức lớp 7
Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song:
- Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ: I = I1 + I2
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2
2. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song
C1 Hai điện trở R1 mắc song song với điện trở R2. Ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch chính. Vôn kế đo hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở, đồng thời là hiệu điện thế của cả mạch.
C2: Chứng minh tồn tại hệ thức I_{1} / I_{2} = R_{2} / R_{1}
Ta có hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ:
U = U1 = U2
→ U = I1R1 = I2R2
→ I1/I2 = R2/R1 (đpcm)
II - ĐIỆN TRỞ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA ĐOẠN MẠCH SONG SONG
1. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song
C3:
Ta có I = U/R, I_{1} = U_{1} / R_{1} ,
I_{2} = U_{2} / R_{2}
Mặc khác: I = I_{1} + I_{2} ; U = U_{1} = U_{2}
Từ các biểu thức trên ta có:
thitot.vn
2. Thí nghiệm kiểm tra
- Khi R_{1} // R_{2} thì I_{AB} = 0,5 A
- Khi thay hai điện trở trên bằng điện trở tương đương thì I’ {}_{AB} = 0,5 A
So sánh: Ta thấy cường độ dòng điện chạy qua mạch trong hai trường hợp là bằng nhau.
3. Kết luận
Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song thì nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng nghịch đảo các điện trở thành phần.
Chú ý: Các dụng cụ điện có cùng hiệu điện thế định mức được mắc song song vào mạch điện. Khi đó chúng đều hoạt động bình thường và có thể sử dụng độc lập với nhau, nếu hiệu điện thế của mạch điện bằng hiệu điện thế định mức của các dụng cụ.
III - VẬN DỤNG
C4:
+ Đèn và quạt được mắc song song vào nguồn 220 V để chúng hoạt động bình thường.
+ Sơ đồ mạch điện (hình 5.1)
thitot.vn
+ Nếu đèn không hoạt động thì quạt vẫn hoạt động vì quạt vẫn được mắc vào hiệu điện thế đã cho (chúng hoạt động độc lập nhau).
C5:
+ Điện trở tương đương của đoạn mạch là :
Vì R1 // R2 do đó điện trở tương đương R12 là:
thitot.vn
+ Khi mắc thêm điện trở R3 thì điện trở tương đương RAC của đoạn mạch mới là:
thitot.vn
RAC nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần.
* Chú ý: điện trở tương đương của đoạn mạch có 3 điện trở mắc song song được tính theo công thức:
thitot.vn
Nếu có các điện trở bằng nhau mắc song song thì R_{tđ} = R/3
Bài học liên quan
Bài 8 trang 14 SBT Vật Lí 9Bài 9 trang 14 SBT Vật Lí 9Bài 10 trang 14 SBT Vật Lí 9Bài 11 trang 15 SBT Vật Lí 9Bài 12 trang 15 SBT Vật Lí 9
Thi Tốt
Kết nối với chúng tôiHotline: 0921 560 888Thứ 2 - thứ 6: từ 8h00 - 17h30 Email: support@qsoft.vn
Tải ứng dụng Thi tốt
google playapple store
Đơn vị chủ quản: Công ty TNHH Giải pháp CNTT và TT QSoftGPKD: 0109575870Địa chỉ: Tòa nhà Sông Đà 9, số 2 đường Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
bộ công thương

Chịu trách nhiệm nội dung: Công ty TNHH Giải pháp CNTT và TT QSoftCopyright © 2022 thitot.vn